Bối cảnh Kuma_(lớp_tàu_tuần_dương)

Cho dù có sự thành công trong thiết kế của lớp tàu tuần dương hạng nhẹ tốc độ cao Tenryū, Hải quân Đế quốc Nhật Bản vẫn e ngại rằng họ sẽ bị áp đảo về hỏa lực bởi lớp tàu Omaha lớn hơn lúc đó đang được Hải quân Hoa Kỳ phát triển. Lớp Kuma là sự tiếp nối của lớp Tenryū, dựa trên thiết kế một thân tàu lớn hơn cho phép trang bị cỡ pháo lớn hơn, và được dự tính để hoạt động trong cả vai trò tuần tiễu tốc độ cao cũng như chỉ huy các hải đội tàu khu trục hay tàu ngầm.

Với sự phát triển của loại ngư lôi Kiểu 93 "Long Lance" tầm xa vận hành bằng oxygen trong những năm 1930, Hải quân Nhật bắt đầu vạch ra kế hoạch thành lập một "Lực lượng Tác chiến Đêm" đặc biệt bao gồm tàu tuần dương-ngư lôi. Ý tưởng này căn cứ vào thành công của Nhật ở cuộc hải chiến trong trận chiến cảng Lữ Thuận của cuộc Chiến tranh Nga-Nhật. Vì loại ngư lôi mới Kiểu 93 có tầm hoạt động xa hơn tầm bắn hải pháo của mọi thiết giáp hạm đương thời, ý tưởng đưa ra sẽ sử dụng một lực lượng tác chiến tốc độ cao tấn công hạm đội đối phương vào ban đêm bằng một hàng rào ngư lôi số lượng lớn và áp đảo. Các tàu nổi chủ lực sẽ tiếp nối vào lúc bình minh để thanh toán nốt những tàu đối phương bị hư hại.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của không lực hải quânchiến tranh tàu ngầm trong những năm 1930 đã khiến cho kế hoạch này trở thành lạc hậu. Cho dù lớp tàu tuần dương Kuma không đáp ứng được mục tiêu thiết kế ban đầu dành cho nó, đặc tính thiết kế trở nên hữu dụng trong các hoạt động tác chiến sau này, trải dài từ quần đảo Aleut đến Ấn Độ Dương.